Chùa Xá Lợi
Cập nhật lúc 08:37, Thứ bảy, 01/09/2018 (GMT+7)
Trong số những công trình nêu trên thì, kiến trúc mang nét đặc trưng làm nên phong cách riêng của chùa Xá Lợi là ngôi Chính điện và tháp Chuông bảy tầng. Ngôi Chính điện chùa Xá Lợi có chiều rộng 15m2, chiều dài 31m2 . Chính điện được thiết kế rộng rãi, thoáng mát, hiệu quả ánh sáng được vận dụng tốt nhờ hệ thống các cửa sổ cao, cọng với mặt tường được tô đá rửa màu vàng lợt.
Trên tường xung quanh Chính điện có 14 bộ tranh mô tả lịch sử cuộc đời đức Phật từ lúc Đản sanh đến khi nhập Niết bàn. Bộ tranh này do giáo sư Nguyễn Văn Long Trường Đại học Mỹ thuật Gia Định thực hiện năm 1958. Tranh được vẽ bằng chất liệu sơn bột màu, rất sinh động, trông vào như đắp nổi. Đây là tác phẩm rất có giá trị nghệ thuật về phong cách họa tiết. Ngoài ra, trên Chính điện chùa Xá Lợi còn có một tháp bằng ngọc, hình lá Bồ đề, bên trong đựng ngọc Xá Lợi của đức Phật Thích Ca. Tháp đựng Xá Lợi được tôn trí ở trên cao, ngay trước tượng Phật Thích Ca.
Mặt trước chùa Xá Lợi Sài Gòn là cổng Tam quan chính, nhìn ra đường Bà Huyện Thanh Quan. Cổng Tam quan phụ mở ra phía đường Sư Thiện Chiếu. Phía trong cổng Tam quan chính, bên trái là tháp Chuông bảy tầng cao 32m được khởi công xây dựng ngày 15 tháng 12 năm 1960 và khánh thành ngày 23 tháng12 năm 1961. Trong tháp treo Đại hồng chung. Đại hồng chung đã phải đúc hai lần. Lần đầu đúc ngày ngày 01 tháng 03 năm 1961 bị hỏng. Lần hai đúc ngày 15 tháng 04 năm 1961 (nhằm ngày 01 tháng 03 năm Tân Sửu), cân nặng 2 tấn, đường kính 1,2m, cao 1,6m, rót đồng tại phường Phường Đúc Huế theo mẫu của đại hồng chung chùa Thiên Mụ. Đại hồng chung được treo lên tháp ngày 17 tháng 10 năm1961 (nhằm ngày 08 tháng 09 năm Tân Sửu).
Ngoài sân bên trái chính điện của chùa có một cây Bồ đề do ông Trần Văn Hậu mang về từ Colombo, thay thế cho cây Bồ đề do ngài Narada mang sang tặng năm 1953 đã bị chết. Cạnh cây Bồ đề có đài Bốt tát Quán Thế Âm Lộ Thiên. Tượng Phật được đúc xong ngày 24/12/1958. Tượng Phật được làm lễ an vị vào ngày 12/2/1958 (nhằm ngày 24/12 năm Đinh Dậu).
Ban đầu khi chùa Xá Lợi được hoàn thành thì pho tượng Phật Thích Ca đã được ông Trương Đình Ý đắp. Nhưng vì pho tượng này qúa to và không chắc nên không thể đưa lên tòa sen được. Hơn nữa, tượng này còn nhiều khuyết điểm về nghệ thuật nên chùa đã cúng cho chùa khác (nay là tượng Phật Cô Đơn). Cách bài trí một tượng Phật duy nhất, tôn nghiêm cọng với giá trị nghệ thuật của pho tượng đã góp phần làm nên nét đặc thù riêng của chùa Xá Lợi.
Nguồn: Langadida