Ngộ độc nấm rất nguy hiểm, khi ăn chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. Rất khó phân biệt giữa nấm ăn được và nấm độc, vì vậy tốt nhất không ăn nấm khi không chắc hoặc chưa từng nhìn thấy.

Triệu chứng ngộ độc nấm sẽ diễn ra theo các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn tiềm (tính từ lúc ăn nấm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên): Thường kéo dài từ 6 - 24 giờ (trung bình là 12 giờ) và sau khi ăn nấm bệnh nhân không cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào

- Giai đoạn rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 10 - 12 giờ sau ăn nấm. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn nhiều, đau bụng, tiêu chảy (phân toàn nước, có màu trắng đục giống như bệnh tả)

- Giai đoạn giả hồi phục: Sau khoảng 1 - 3 ngày xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hoá thì các triệu chứng này có vẻ như là chấm dứt. Tuy nhiên, giai đoạn này được xem là giai đoạn tình trạng bệnh trở nên xấu đi bởi đây là thời gian cho quá trình các chất độc làm tổn thương tế bào gan

- Giai đoạn suy gan, thận: Thường diễn ra ở ngày thứ 4 hoặc 5 sau ăn nấm. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân trong giai đoạn này sẽ là vàng da ở các mức độ khác nhau; xuất huyết tiêu hoá, não, đường tiết niệu, dưới da; phù nề; tiểu ít hoặc vô niệu; hôn mê và dẫn đến tử vong do suy gan, suy thận, phù não biến chứng.

Xử trí tại nhà:

Cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp đào thải được chất độc ra ngoài cơ thể như:

- Cố gắng để người bệnh nôn ra thức ăn có nấm vừa mới ăn trong vòng 1 giờ đầu tiên

- Trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng lạ sau 6 giờ ăn nấm thì có thể cho uống than hoạt với liều lượng: 1g/kg, thời gian từ 2 - 3 giờ/ lần

- Đưa người bị ngộ độc nấm độc đến bệnh viện sớm nhất.

Dấu hiệu nhận biết nấm độc:

- Nhìn bằng mắt, màu sặc sỡ, thường có đốm đỏ, trắng và đen. Thân nấm độc có nhiều vằn, vết nứt xung quanh hoặc đôi khi có nhựa chảy ra khi hái

- Khi ngửi có mùi hắc, đắng xộc lên. Tuy nhiên vẫn có những loại nấm độc có mùi thơm nhẹ.

- Thử nghiệm biến màu: 

+ Cách 1: Lấy phần đầu trắng của hành lá chà lên phần mũ nấm. Nếu chuyển xanh nâu thì là nấm độc. 

+ Cách 2: Dùng muỗng hoặc đũa bằng bạc cắm vào mũ hay thân nấm. Nếu vật dụng đổi màu thì là nấm độc và ngược lại. 

+ Cách 3: Nhỏ sữa tươi lên phần mũ nấm, nếu sữa vón cục thì đừng ăn.

- Không ăn nấm không có vòng bao quanh thân mà chúng nằm dưới mũi nấm.

leftcenterrightdel
 

Thanh Hà - Phòng Y tế